Artwork

Innehåll tillhandahållet av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Allt poddinnehåll inklusive avsnitt, grafik och podcastbeskrivningar laddas upp och tillhandahålls direkt av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deras podcastplattformspartner. Om du tror att någon använder ditt upphovsrättsskyddade verk utan din tillåtelse kan du följa processen som beskrivs här https://sv.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-app
Gå offline med appen Player FM !

Pháp tổ chức Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp vào lúc làn sóng bất bình của nông dân dâng cao

8:55
 
Dela
 

Manage episode 403598350 series 130291
Innehåll tillhandahållet av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Allt poddinnehåll inklusive avsnitt, grafik och podcastbeskrivningar laddas upp och tillhandahålls direkt av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deras podcastplattformspartner. Om du tror att någon använder ditt upphovsrättsskyddade verk utan din tillåtelse kan du följa processen som beskrivs här https://sv.player.fm/legal.

Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp Pháp lần thứ 60, diễn ra từ ngày 24/02- 03/03/2024, tại Cung triển lãm Versailles, ở Paris, trong bối cảnh khủng hoảng nông nghiệp lan rộng khắp châu Âu.

Cũng như mọi năm, Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp đánh dấu mốc 60 năm, một dịp cho người dân thủ đô Pháp cũng như du khách tìm hiểu về cách thực phẩm được tạo ra như thế nào, ví dụ như cách vắt sữa, lọc sữa, hay những con gà được ấp ra sao. Khoảng 4000 vật nuôi, từ bò sữa với những chủng loại khác nhau, cho đến cừu, lợn, thỏ,… từ các trang trại khắp nước Pháp được đưa đến triển lãm. Hội chợ cũng tổ chức các hoạt động như các buổi dạy nấu ăn, trình diễn động vật, các cuộc thi nông sản…

Nằm ngay tại lối vào tòa số 1 ở khu triển lãm Porte de Versailles, “cô” bò Oreillete được bầu chọn làm “linh vật” cho cuộc triển lãm năm nay. Nặng 800 kg, cao 1,56 m, lưng có đốm nâu, Oreillette thuộc giống bò vùng Normandie đặc trưng. Tại sao chọn linh vật là một con bò ? Bởi vì con vật này được coi là một “biểu tượng, đại diện cho toàn bộ chương trình của Hội chợ”, như nhận định của giám đốc sự kiện, Valérie Le Roy, trong thông cáo báo chí. Hơn nữa, khi quảng bá một con vật thì cũng quảng bá những hoạt động gắn liền với con vật đó, các sản phẩm sữa mà nó tạo ra, vùng đất nơi bò sinh sống và đặc biệt là những người chăm sóc chúng.

Oreillette được coi là ngôi sao của sự kiện. Từ nguyên thủ quốc gia, đến các chính trị gia hoặc du khách, dừng lại “xin” chụp cùng tấm ảnh lưu niệm. Thế nhưng năm nay, “” bò từ Normandie không chỉ phải thích ứng với những chớp sáng chói mắt của máy ảnh mà cả những cảnh hỗn loạn của sự kiện, những cảnh đụng độ giữa lực lượng cảnh sát, an ninh và nông dân, trong bối cảnh khủng hoảng nông nghiệp.

Bà Béatrice coi Hội chợ là “một cuộc hẹn hàng năm”, thêm vào đó, kết nối về thị trường cũng giúp ích cho nghề bán thịt của chồng bà. Cuộc khủng hoảng nông nghiệp kéo dài từ hơn một tháng qua đã tạo ra một bầu không khí khác với mọi năm. Bà chia sẻ : “Đây là lần đầu tiên, tôi có thể nhận thấy rằng cuộc khủng hoảng nông nghiệp hiện hữu rõ rệt tại hội chợ như năm nay. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ thay đổi vào năm sau. Cuộc sống ngày càng khó khăn. Con cái chúng tôi sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn nữa nếu không giải quyến được khủng hoảng. Điều đáng nói là tại Pháp, người ta tiêu thụ những sản phẩm đến từ nơi khác, vậy thì nông dân Pháp phải làm sao.”

Một du khách khác khẳng định : “Ngay cả khi chúng tôi không phải là nông dân, chúng tôi cũng cảm thấy có liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Chúng tôi có thể thấy rõ sự phẫn nộ của họ, phẫn nộ vì không được thấu hiểu”.

Nông dân biểu tình trong khu triển lãm

Hội chợ được tổ chức tại 7 khu triển lãm, nhưng dường như mọi ánh nhìn đều đổ dồn về khu triển lãm số 1, với sự hiện diện thường nhật của các chính trị gia, nhà báo, và nhất là các cuộc biểu tình của các nông dân, gần như thường nhật, bày tỏ bất bình trước những khó khăn trong ngành nông nghiệp Pháp. Vào sáng thứ Hai, những nông dân thuộc hiệp hội sản xuất sữa đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trong gian triển lãm này.

Ông Frank Jullien, sống ở vùng Ardennes, miền Bắc nước Pháp, hiện đang nuôi khoảng 100 con bò sữa. Ông đã đến Paris ngay từ sáng sớm cùng gia đình, tham gia vào cuộc tuần hành do European Milk Board(EMB) khởi xướng. Tổ chức này đại diện cho 21 hiệp hội chăn nuôi bò sữa từ 16 nước châu Âu, với mục đích đạt được giá thu mua sữa từ trang trại hợp lý. Trước những người biểu tình, một trong những người thuộc ban tổ chức nêu ra mức giá sữa bán từ nông trại phải từ 0,56 euro/l, đồng thời nhấn mạnh rằng mức giá này có thể trang trải chi phí sản xuất, tạo ra tiền lương cho nông dân, và đảm bảo sự tiếp nối sản xuất trong bối cảnh quy mô chăn nuôi ngày càng sụt giảm.

Bắt đầu với nghề chăn nuôi bò sữa từ năm 28 tuổi, ông Frank cho biết những người nông dân như ông ngày càng gặp những khó khăn chồng chất: “Chúng tôi dành rất nhiều thời gian làm việc ở nông trường, khoảng 80 đến 90 giờ mỗi tuần và thành quả thu được chẳng đáng là bao khi phải trả tất cả chi phí đầu tư, nguyên liệu… Đó là những chi phí không tương xứng, và cuối cùng chúng tôi gần như không còn gì. Phải nói rằng may mắn thay vợ tôi có một công việc ở bên ngoài và có mức lương tốt nếu không gia đình chúng tôi sẽ khó xoay sở... Thêm vào đó, về cuộc khủng hoảng hiện nay, những sản phẩm mà chúng tôi làm ra ở Pháp không có cùng tiêu chuẩn như một số sản phẩm khác ở châu Âu và điều này tạo ra sự cạnh tranh. Tôi cho rằng ở châu Âu, tất cả các nước cần phải tuân thủ cùng một tiêu chuẩn. Cần phải thúc đẩy tự do thương mại hàng hoá trong châu Âu nhưng các nước châu Âu cũng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn giống nhau.”

Nhiều người mặc áo màu trắng như sữa, một số thu hút sự chú ý bằng tiếng chuông lục lạc, (thường đeo trên cổ bò), tuần hành khắp không gian triển lãm. Không chỉ nông dân Pháp mà nhiều người đến từ Đức, Bỉ, Anh hay Bồ Đào Nha cũng có mặt tại buổi tuần hành. Bà Karine Arens, một nông dân người Bỉ, cho biết : “Nhà tôi có một trang trại lớn, với 180 con bò, nhưng chúng tôi cũng gặp phải những khó khăn tương tự như ở Pháp. Tôi đến đây để bày tỏ ủng hộ đối với nông dân Pháp và tầm quan trọng của việc đạt được giá bán tốt nhất cho sản phẩm mà chúng tôi làm ra. Giá xăng dầu, phân bón, thức ăn cho gia súc, tất cả đều tăng nhưng giá sữa lại không thay đổi từ 40 năm qua. Do vậy cần phải thay đổi chính sách”.

Đọc thêm : Chính Sách Nông Nghiệp Chung Châu Âu: Cội nguồn khủng hoảng nông nghiệp Pháp

Trong 4 ngày đầu diễn ra sự kiện, nhiều cuộc biểu tình khác đã nổ ra ngay trong gian triển lãm này. Tại khu vực của tập đoàn Lactalis, chuyên kinh doanh các sản phẩm về sữa sữa, hôm 26/02, một số nông dân từ vùng Normandie đã bày tỏ phẫn nộ, đổ rơm rạ, phản đối cách thức đàm phán, ép giá mua sữa. Một ngày sau đó, vẫn tại không gian triển lãm của Lactalis, các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra giữa nông dân và các nhân viên bảo vệ của tập đoàn này, khi nông dân thuộc Liên đoàn nông dân đã mang theo một con bò đến biểu tình. Họ mang theo những tấm băng rôn với biểu ngữ như : Hãy bảo vệ thu nhập của nông dân! Tự do thương mại đồng nghĩa với việc các trang trại phải hy sinh !

Theo France Bleu, giá mà Lactalis thu mua sữa bò của nông dân ở mức 0,42 euro/ lít, vào tháng 02/2024, và được cho là quá thấp. Người phát ngôn của Liên đoàn nông dân, Laurence Marandola, khẳng định rằng “để nông dân chúng tôi có thể sống đàng hoàng, có thu nhập thì giá sữa bán ra phải từ 50 cent. Dù con số này có vẻ nhỏ, nhưng đó là vấn đề sống còn của các nông trại”.

Trên thực tế, “đến dự hội chợ đã là một hành động mang tính đấu tranh”, như nhận định của Loïc Delagneau, thuộc Hiệp hội những người bạn của dê ở Lorraine (l'Association des amis de la chèvre de Lorraine), mang tới sự kiện vài chú dê từ trang trại của mình. Ông Loïc cho biết : “Chúng tôi đến hội chợ nhưng không mang theo sản phẩm nào, không bán gì cả, không bán fromage. Sự hiện diện của chúng tôi ở đây đã là một hành động đấu tranh, chúng tôi muốn chia sẻ niềm đam mê của chúng tôi đối với nông nghiệp. Chúng tôi chăn thả dê ở ngoài trời, sản xuất sữa và fromage theo quy mô gia đình. Chúng tôi bán fromage ngay tại nông trại hay tại các chợ nhỏ… Tôi cho rằng chính trị đôi khi có thể thay đổi, hỗ trợ cho cuộc sống của chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng cần đến sự ủng hộ từ chính những người tiêu dùng, vì đó điểm đến cuối cùng của các sản phẩm mà chúng tôi làm ra”.

Làm sao để giải quyết khủng hoảng ?

Trong chuyến thăm hội chợ đầy hỗn loạn nhân ngày khai mạc, hôm thứ Bẩy, 24/02, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo một số biện pháp nhằm xoa dịu cơn thịnh nộ của các nông dân. Trong đó, có đề xuất về việc đặt ra mức giá tối thiểu cho một số sản phẩm nhất định, nhằm bảo đảm mức thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, biện pháp này lại được xem như là “đổ thêm dầu vào lửa”. Tại một cuộc họp báo ở Hội chợ quốc tế Nông Nghiệp, chủ tịch Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất sữa, Thierry Roquefeuil cho rằng “có nguy cơ mức giá tối thiểu (mà tổng thống đề xuất), “trở thành giá sàn”, “thậm chí là mức giá tối đa”. Trên đài France Info, bộ trưởng Nông Nghiệp Marc Fesneau cho rằng biện pháp này chỉ phản tác dụng, vì như vậy nông dân Pháp sẽ gặp bất lợi trên thị trường, tạo ra cạnh tranh không công bằng, khi giá của các sản phẩm từ nước ngoài rẻ hơn.

Về phía phe đối lập, có mặt tại hội chợ, nghị sĩ Nicolas Dupont-Aignan, chủ tịch đảng Nước Pháp đứng lên (Debout la France), trả lời RFI Tiếng Việt, cho rằng những biện pháp của tổng thống Macron chỉ là những lời dối trá: “Những nông dân tức giận vì có một tổng thống nêu ra những biện pháp ở Paris nhưng đến Bruxelles thì lại nói điều ngược lại. Ông ấy là người đã ký tất cả những thỏa thuận tự do thương mại, và đó chính là điều phá huỷ nền nông nghiệp của Pháp”. Chính trị gia này khẳng định rằng cần phải chấm dứt các thỏa thuận thương mại và thiết lập chính sách nông nghiệp quốc gia, của riêng Pháp, “như trường hợp của Thụy Sĩ”.

Từ nhiều ngày qua, không chỉ tại Pháp, nhiều cuộc biểu tình, bày tỏ phẫn nộ của giới nông dân tiếp tục nổ ra ở nhiều nước châu Âu. Tại Bruxelles, hôm 26/02, khoảng 900 máy kéo đã đổ về thủ đô Bỉ để gây áp lực đối với Liên Hiệp Châu Âu, nhân cuộc họp của các bộ trưởng Nông Nghiệp khối 27 nước. Hôm thứ Ba và thứ Tư tuần này, theo AFP, một tuyến đường quốc lộ nối Tây Ban Nha và Pháp đã bị các nông dân chặn lại. Còn tại Ba Lan, nông dân đã biểu tình gần khu biên giới với Kiev để phản đối việc nông sản Ukraina ồ ạt tràn vào nước này. Vào đầu tuần này, các nông dân Ba Lan cũng đã chặn những tuyến đường nối sang Đức, nước láng giềng thuộc Liên Âu.

  continue reading

67 episoder

Artwork
iconDela
 
Manage episode 403598350 series 130291
Innehåll tillhandahållet av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Allt poddinnehåll inklusive avsnitt, grafik och podcastbeskrivningar laddas upp och tillhandahålls direkt av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deras podcastplattformspartner. Om du tror att någon använder ditt upphovsrättsskyddade verk utan din tillåtelse kan du följa processen som beskrivs här https://sv.player.fm/legal.

Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp Pháp lần thứ 60, diễn ra từ ngày 24/02- 03/03/2024, tại Cung triển lãm Versailles, ở Paris, trong bối cảnh khủng hoảng nông nghiệp lan rộng khắp châu Âu.

Cũng như mọi năm, Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp đánh dấu mốc 60 năm, một dịp cho người dân thủ đô Pháp cũng như du khách tìm hiểu về cách thực phẩm được tạo ra như thế nào, ví dụ như cách vắt sữa, lọc sữa, hay những con gà được ấp ra sao. Khoảng 4000 vật nuôi, từ bò sữa với những chủng loại khác nhau, cho đến cừu, lợn, thỏ,… từ các trang trại khắp nước Pháp được đưa đến triển lãm. Hội chợ cũng tổ chức các hoạt động như các buổi dạy nấu ăn, trình diễn động vật, các cuộc thi nông sản…

Nằm ngay tại lối vào tòa số 1 ở khu triển lãm Porte de Versailles, “cô” bò Oreillete được bầu chọn làm “linh vật” cho cuộc triển lãm năm nay. Nặng 800 kg, cao 1,56 m, lưng có đốm nâu, Oreillette thuộc giống bò vùng Normandie đặc trưng. Tại sao chọn linh vật là một con bò ? Bởi vì con vật này được coi là một “biểu tượng, đại diện cho toàn bộ chương trình của Hội chợ”, như nhận định của giám đốc sự kiện, Valérie Le Roy, trong thông cáo báo chí. Hơn nữa, khi quảng bá một con vật thì cũng quảng bá những hoạt động gắn liền với con vật đó, các sản phẩm sữa mà nó tạo ra, vùng đất nơi bò sinh sống và đặc biệt là những người chăm sóc chúng.

Oreillette được coi là ngôi sao của sự kiện. Từ nguyên thủ quốc gia, đến các chính trị gia hoặc du khách, dừng lại “xin” chụp cùng tấm ảnh lưu niệm. Thế nhưng năm nay, “” bò từ Normandie không chỉ phải thích ứng với những chớp sáng chói mắt của máy ảnh mà cả những cảnh hỗn loạn của sự kiện, những cảnh đụng độ giữa lực lượng cảnh sát, an ninh và nông dân, trong bối cảnh khủng hoảng nông nghiệp.

Bà Béatrice coi Hội chợ là “một cuộc hẹn hàng năm”, thêm vào đó, kết nối về thị trường cũng giúp ích cho nghề bán thịt của chồng bà. Cuộc khủng hoảng nông nghiệp kéo dài từ hơn một tháng qua đã tạo ra một bầu không khí khác với mọi năm. Bà chia sẻ : “Đây là lần đầu tiên, tôi có thể nhận thấy rằng cuộc khủng hoảng nông nghiệp hiện hữu rõ rệt tại hội chợ như năm nay. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ thay đổi vào năm sau. Cuộc sống ngày càng khó khăn. Con cái chúng tôi sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn nữa nếu không giải quyến được khủng hoảng. Điều đáng nói là tại Pháp, người ta tiêu thụ những sản phẩm đến từ nơi khác, vậy thì nông dân Pháp phải làm sao.”

Một du khách khác khẳng định : “Ngay cả khi chúng tôi không phải là nông dân, chúng tôi cũng cảm thấy có liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Chúng tôi có thể thấy rõ sự phẫn nộ của họ, phẫn nộ vì không được thấu hiểu”.

Nông dân biểu tình trong khu triển lãm

Hội chợ được tổ chức tại 7 khu triển lãm, nhưng dường như mọi ánh nhìn đều đổ dồn về khu triển lãm số 1, với sự hiện diện thường nhật của các chính trị gia, nhà báo, và nhất là các cuộc biểu tình của các nông dân, gần như thường nhật, bày tỏ bất bình trước những khó khăn trong ngành nông nghiệp Pháp. Vào sáng thứ Hai, những nông dân thuộc hiệp hội sản xuất sữa đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay trong gian triển lãm này.

Ông Frank Jullien, sống ở vùng Ardennes, miền Bắc nước Pháp, hiện đang nuôi khoảng 100 con bò sữa. Ông đã đến Paris ngay từ sáng sớm cùng gia đình, tham gia vào cuộc tuần hành do European Milk Board(EMB) khởi xướng. Tổ chức này đại diện cho 21 hiệp hội chăn nuôi bò sữa từ 16 nước châu Âu, với mục đích đạt được giá thu mua sữa từ trang trại hợp lý. Trước những người biểu tình, một trong những người thuộc ban tổ chức nêu ra mức giá sữa bán từ nông trại phải từ 0,56 euro/l, đồng thời nhấn mạnh rằng mức giá này có thể trang trải chi phí sản xuất, tạo ra tiền lương cho nông dân, và đảm bảo sự tiếp nối sản xuất trong bối cảnh quy mô chăn nuôi ngày càng sụt giảm.

Bắt đầu với nghề chăn nuôi bò sữa từ năm 28 tuổi, ông Frank cho biết những người nông dân như ông ngày càng gặp những khó khăn chồng chất: “Chúng tôi dành rất nhiều thời gian làm việc ở nông trường, khoảng 80 đến 90 giờ mỗi tuần và thành quả thu được chẳng đáng là bao khi phải trả tất cả chi phí đầu tư, nguyên liệu… Đó là những chi phí không tương xứng, và cuối cùng chúng tôi gần như không còn gì. Phải nói rằng may mắn thay vợ tôi có một công việc ở bên ngoài và có mức lương tốt nếu không gia đình chúng tôi sẽ khó xoay sở... Thêm vào đó, về cuộc khủng hoảng hiện nay, những sản phẩm mà chúng tôi làm ra ở Pháp không có cùng tiêu chuẩn như một số sản phẩm khác ở châu Âu và điều này tạo ra sự cạnh tranh. Tôi cho rằng ở châu Âu, tất cả các nước cần phải tuân thủ cùng một tiêu chuẩn. Cần phải thúc đẩy tự do thương mại hàng hoá trong châu Âu nhưng các nước châu Âu cũng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn giống nhau.”

Nhiều người mặc áo màu trắng như sữa, một số thu hút sự chú ý bằng tiếng chuông lục lạc, (thường đeo trên cổ bò), tuần hành khắp không gian triển lãm. Không chỉ nông dân Pháp mà nhiều người đến từ Đức, Bỉ, Anh hay Bồ Đào Nha cũng có mặt tại buổi tuần hành. Bà Karine Arens, một nông dân người Bỉ, cho biết : “Nhà tôi có một trang trại lớn, với 180 con bò, nhưng chúng tôi cũng gặp phải những khó khăn tương tự như ở Pháp. Tôi đến đây để bày tỏ ủng hộ đối với nông dân Pháp và tầm quan trọng của việc đạt được giá bán tốt nhất cho sản phẩm mà chúng tôi làm ra. Giá xăng dầu, phân bón, thức ăn cho gia súc, tất cả đều tăng nhưng giá sữa lại không thay đổi từ 40 năm qua. Do vậy cần phải thay đổi chính sách”.

Đọc thêm : Chính Sách Nông Nghiệp Chung Châu Âu: Cội nguồn khủng hoảng nông nghiệp Pháp

Trong 4 ngày đầu diễn ra sự kiện, nhiều cuộc biểu tình khác đã nổ ra ngay trong gian triển lãm này. Tại khu vực của tập đoàn Lactalis, chuyên kinh doanh các sản phẩm về sữa sữa, hôm 26/02, một số nông dân từ vùng Normandie đã bày tỏ phẫn nộ, đổ rơm rạ, phản đối cách thức đàm phán, ép giá mua sữa. Một ngày sau đó, vẫn tại không gian triển lãm của Lactalis, các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra giữa nông dân và các nhân viên bảo vệ của tập đoàn này, khi nông dân thuộc Liên đoàn nông dân đã mang theo một con bò đến biểu tình. Họ mang theo những tấm băng rôn với biểu ngữ như : Hãy bảo vệ thu nhập của nông dân! Tự do thương mại đồng nghĩa với việc các trang trại phải hy sinh !

Theo France Bleu, giá mà Lactalis thu mua sữa bò của nông dân ở mức 0,42 euro/ lít, vào tháng 02/2024, và được cho là quá thấp. Người phát ngôn của Liên đoàn nông dân, Laurence Marandola, khẳng định rằng “để nông dân chúng tôi có thể sống đàng hoàng, có thu nhập thì giá sữa bán ra phải từ 50 cent. Dù con số này có vẻ nhỏ, nhưng đó là vấn đề sống còn của các nông trại”.

Trên thực tế, “đến dự hội chợ đã là một hành động mang tính đấu tranh”, như nhận định của Loïc Delagneau, thuộc Hiệp hội những người bạn của dê ở Lorraine (l'Association des amis de la chèvre de Lorraine), mang tới sự kiện vài chú dê từ trang trại của mình. Ông Loïc cho biết : “Chúng tôi đến hội chợ nhưng không mang theo sản phẩm nào, không bán gì cả, không bán fromage. Sự hiện diện của chúng tôi ở đây đã là một hành động đấu tranh, chúng tôi muốn chia sẻ niềm đam mê của chúng tôi đối với nông nghiệp. Chúng tôi chăn thả dê ở ngoài trời, sản xuất sữa và fromage theo quy mô gia đình. Chúng tôi bán fromage ngay tại nông trại hay tại các chợ nhỏ… Tôi cho rằng chính trị đôi khi có thể thay đổi, hỗ trợ cho cuộc sống của chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng cần đến sự ủng hộ từ chính những người tiêu dùng, vì đó điểm đến cuối cùng của các sản phẩm mà chúng tôi làm ra”.

Làm sao để giải quyết khủng hoảng ?

Trong chuyến thăm hội chợ đầy hỗn loạn nhân ngày khai mạc, hôm thứ Bẩy, 24/02, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo một số biện pháp nhằm xoa dịu cơn thịnh nộ của các nông dân. Trong đó, có đề xuất về việc đặt ra mức giá tối thiểu cho một số sản phẩm nhất định, nhằm bảo đảm mức thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, biện pháp này lại được xem như là “đổ thêm dầu vào lửa”. Tại một cuộc họp báo ở Hội chợ quốc tế Nông Nghiệp, chủ tịch Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất sữa, Thierry Roquefeuil cho rằng “có nguy cơ mức giá tối thiểu (mà tổng thống đề xuất), “trở thành giá sàn”, “thậm chí là mức giá tối đa”. Trên đài France Info, bộ trưởng Nông Nghiệp Marc Fesneau cho rằng biện pháp này chỉ phản tác dụng, vì như vậy nông dân Pháp sẽ gặp bất lợi trên thị trường, tạo ra cạnh tranh không công bằng, khi giá của các sản phẩm từ nước ngoài rẻ hơn.

Về phía phe đối lập, có mặt tại hội chợ, nghị sĩ Nicolas Dupont-Aignan, chủ tịch đảng Nước Pháp đứng lên (Debout la France), trả lời RFI Tiếng Việt, cho rằng những biện pháp của tổng thống Macron chỉ là những lời dối trá: “Những nông dân tức giận vì có một tổng thống nêu ra những biện pháp ở Paris nhưng đến Bruxelles thì lại nói điều ngược lại. Ông ấy là người đã ký tất cả những thỏa thuận tự do thương mại, và đó chính là điều phá huỷ nền nông nghiệp của Pháp”. Chính trị gia này khẳng định rằng cần phải chấm dứt các thỏa thuận thương mại và thiết lập chính sách nông nghiệp quốc gia, của riêng Pháp, “như trường hợp của Thụy Sĩ”.

Từ nhiều ngày qua, không chỉ tại Pháp, nhiều cuộc biểu tình, bày tỏ phẫn nộ của giới nông dân tiếp tục nổ ra ở nhiều nước châu Âu. Tại Bruxelles, hôm 26/02, khoảng 900 máy kéo đã đổ về thủ đô Bỉ để gây áp lực đối với Liên Hiệp Châu Âu, nhân cuộc họp của các bộ trưởng Nông Nghiệp khối 27 nước. Hôm thứ Ba và thứ Tư tuần này, theo AFP, một tuyến đường quốc lộ nối Tây Ban Nha và Pháp đã bị các nông dân chặn lại. Còn tại Ba Lan, nông dân đã biểu tình gần khu biên giới với Kiev để phản đối việc nông sản Ukraina ồ ạt tràn vào nước này. Vào đầu tuần này, các nông dân Ba Lan cũng đã chặn những tuyến đường nối sang Đức, nước láng giềng thuộc Liên Âu.

  continue reading

67 episoder

Todos los episodios

×
 
Loading …

Välkommen till Player FM

Player FM scannar webben för högkvalitativa podcasts för dig att njuta av nu direkt. Den är den bästa podcast-appen och den fungerar med Android, Iphone och webben. Bli medlem för att synka prenumerationer mellan enheter.

 

Snabbguide