Artwork

Innehåll tillhandahållet av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Allt poddinnehåll inklusive avsnitt, grafik och podcastbeskrivningar laddas upp och tillhandahålls direkt av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deras podcastplattformspartner. Om du tror att någon använder ditt upphovsrättsskyddade verk utan din tillåtelse kan du följa processen som beskrivs här https://sv.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-app
Gå offline med appen Player FM !

10 năm sau thảm kịch Charlie Hebdo, tự do ngôn luận vẫn là một dấu hỏi tại Pháp

9:22
 
Dela
 

Manage episode 459095814 series 130291
Innehåll tillhandahållet av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Allt poddinnehåll inklusive avsnitt, grafik och podcastbeskrivningar laddas upp och tillhandahålls direkt av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deras podcastplattformspartner. Om du tror att någon använder ditt upphovsrättsskyddade verk utan din tillåtelse kan du följa processen som beskrivs här https://sv.player.fm/legal.

Cách nay 10 năm, ngày 07/01/2015, nước Pháp đã trải qua một cú sốc kinh hoàng trước vụ thảm sát tại tòa sạn báo châm biếm Charlie Hebdo do anh em nhà Kouachi thực hiện, khiến cả thế giới bàng hoàng. Liệu 10 năm sau, tờ báo biếm họa trào phúng trở thành tượng đài tự do ngôn luận ở Pháp, bị khủng bố tấn công, có còn tiếp tục tạo ra tiếng cười đối với mọi chủ đề mà không bị đe dọa ?

Thảm kịch bắt đầu vào sáng ngày 07/01/2015, hai anh em Said Kouachi và Chérif Kouachi, được cho là có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã mang theo súng trường tấn công vào văn phòng tòa soạn của Charlie Hebdo trong giờ họp. Vụ tấn công diễn ra trong 10 phút, đã tước đi sinh mạng của 12 người, 8 trong số là các thành viên của toà soạn, các hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa Cabu, Charb (tổng biên tập), Honoré, Tignous và Wolinski, cùng nhà tâm lý học Elsa Cayat và nhà kinh tế học Bernard Maris, người hiệu đính Mustapha Ourrad. 11 người khác bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng.

Ngay trong tối cùng ngày, hàng nghìn người Pháp đã tập trung, đứng dưới khẩu hiệu “Je suis Charlie – Tôi là Charlie”, trở thành biểu tượng cho tự do ngôn luận và sự đoàn kết. Đến ngày 11/1, khoảng 4 triệu người đã xuống đường để tưởng nhớ tổng cộng 17 người bị sát hại vào các ngày 7, 8 và 9 tháng 1/2015, là các nhà báo, cảnh sát, những người Pháp theo đạo Do Thái, thiệt mạng, trong vụ tấn công vào một siêu thị ở Porte de Vincennes, gần ngoại ô Paris.

Đọc thêmPhương Tây bảo vệ quyền châm biếm của Charlie Hebdo, các nước Hồi giáo ôn hòa Châu Á lo ngại

Vụ tấn công đánh dấu khởi đầu của mỗi chuỗi các vụ khủng bố liên hoàn sau đó, vào ngày 13/11/2015 tại Paris, ngày 14/7 năm 2016 tại Nice… Vào năm 2020, khi Charlie Hedbo đăng lại những bức tranh biếm họa về Mohammed nhân các phiên tòa xét xử vụ tấn công, một bộ phận thế giới Hồi giáo một lần nữa lại phẫn nộ chống lại Pháp. Vào tháng 09/2020, một người Pakistan đã thực hiện một vụ tấn công trước văn phòng cũ của Charlie. Một tháng sau đó, một kẻ khủng bố gốc Chechenia đã ám sát Samuel Paty một cách tàn bạo, sau khi giáo viên lịch sử này cho xem những bức tranh biếm họa trong lớp. Theo tuần san Nouvel Obs, “bóng tối của ngày 07/01/2015 - những mối đe dọa tiềm ẩn trong các hành động khủng bố, cho đến nay vẫn còn đó ”. Tại Pháp, các hồ sơ điều tra về khủng bố thánh chiến chiếm 87% tại Văn phòng Công tố Chống Khủng bố Quốc gia.

Nỗi sợ hãi vẫn còn đó

10 năm sau thảm kịch, các nhà báo và hoạ sĩ tranh biếm họa của Charlie Hebdo vẫn tiếp tục phải sống chung với những đe dọa khi hành nghề, được cảnh sát túc trực bảo vệ, nhưng cuộc đấu tranh bằng cây cọ, ngòi bút vẫn tiếp tục. Kể từ sau vụ tấn công tháng 01/2015, địa chỉ mới của tòa soạn hoàn toàn được giữ kín, người ngoài khó có thể tiếp cận, ngay cả với những đồng nghiệp trong giới nhà báo. Bởi Charlie vẫn luôn bị đe dọa.

Thế nhưng, điều này không ngăn cản tờ báo châm biếm tổ chức một cuộc thi vẽ tranh biếm họa về Thượng Đế, mời họa sĩ từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Gerard Biard, tổng biên tập của tờ báo, đã nhận được một số bức tranh dự thi, và cho biết : “ Những bức tranh biếm họa thú vị nhất là những tác phẩm không cần lời, bởi vì như vậy cả thế giới có thể hiểu được mà không cần phải dịch thuật. Đó là loại tranh rất khó vẽ, và khó thành công, nhưng một khi đã làm được thì không gì có thể so sánh được”.

Cuộc thi này được xem như là một “thước đo nhiệt độ”, để “trấn an về tình trạng sức khỏe của bức tranh biếm họa,” mười năm sau cuộc tấn công. Tổng biên tập báo Charlie Hebdo cho biết rất mong đợi, xem là những bức tranh biếm họa độc đáo nhất đến từ quốc gia nào, nền văn hóa nào. Bởi dù có ở đâu trên quả địa cầu này, “ai cũng có thể cười về Thượng Đế, và không có ai, ngay cả những người có đức tin, là chưa từng báng bổ cả”. Những bức tranh biếm họa độc đáo nhất từ cuộc thi sẽ được đăng trên số đặc biệt của Charlie Hebdo, vào thứ Ba, đúng ngày 7 tháng 1 năm 2025.

Đọc thêmPháp : Charlie Hebdo, hồi I của thảm kịch khủng bố Paris

10 năm sau vụ thảm kịch, cuộc chiến đấu vì tự do ngôn luận của các hoạ sĩ có gì thay đổi không ? Theo một nghiên cứu của Ifop năm 2020, 59% người Pháp tin rằng báo chí “có lý” khi xuất bản loại tranh biếm họa “nhân danh quyền tự do ngôn luận”, trong khi vào tháng 2 năm 2006 chỉ có một thiểu số người Pháp chia sẻ quan điểm này (38%). Thế nhưng, điều này không có nghĩa là khi vẽ về các chủ đề nhạy cảm, đặc biệt là tôn giáo, thì không có nguy cơ bị đe dọa. Những thay đổi có thể là sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ từ các mạng xã hội, khiến những lời chỉ trích có thể dễ dàng mang những hình thức bạo lực.

Đối với một trong những sống sót sau thảm kịch, nữ họa sĩ với bí danh Coco, từng bị anh em nhà Koucachi bắt làm con tin tại trụ sở tòa soạn ngày 07/01, cũng như các đồng nghiệp khác, đều được cảnh sát giám sát bảo vệ trong lịch trình di chuyển hàng ngày. Hồi đầu năm 2024, cô đã phải đối mặt với nhiều lời lăng mạ, đe dọa đến tính mạng, sau khi báo Libération đăng tải một bức tranh cô vẽ hí họa về Ramadan (thời điểm nhịn ăn trong đạo Hồi) ở Gaza, dưới bom đạn của Israel, bị cô lập với thế giới. Bức vẽ có dòng tựa “Ramadan ở Gaza. Bắt đầu của tháng nhịn ăn”, minh họa một người đàn ông gầy gò, đói kém, đang chạy đuổi theo vồ những con chuột thì bên cạnh, là một nhân vật khác trùm đầu, vẫy tay ngăn cản người đàn ông dừng lại : “Không được “ăn” trước khi mặt trời lặn”.

Theo nữ họa sĩ, bức vẽ nhấn mạnh đến sự tuyệt vọng của người Palestine, tố cáo nạn đói ở Gaza và chế nhạo sự phi lý của tôn giáo. Thế nhưng, ngay lập tức, cô đã phải hứng chịu một làn sóng chỉ trích, đe dọa trên mạng xã hội, từ những người vô danh, với những bình luận như “Tôi chúc bà những điều tồi tệ nhất trong cuộc đời, đồ hèn hạ. Đáng lẽ họ phải xử lý bà vào ngày 7 tháng 1”, cho đến những lăng mạ từ các chính trị gia. “Chúng tôi sẽ không căm thù bà, nhưng bà xứng đáng bị căm ghét”, như nhận xét của Sophia Chikirou, nghị sĩ thuộc đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI).

Trong cuộc phỏng vấn với đài RTL cô cho biết, đã nhận được nhiều ủng hộ từ bạn bè, đồng nghiệp, hơn là những lời đe dọa. Cô cũng chưa từng nghĩ sẽ gác bút vẽ, bởi vì “đó là một nhu cầu để báo tiếp tục tồn tại, và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục vẽ tranh, không để những kẻ khủng bố được hả hê... Điều quan trọng là các nhà báo, họa sĩ hí họa có tự do, được sáng tác với tờ giấy và bút vẽ trước mặt. Tôi vẫn giữ quan điểm của mình và những đe dọa không khiến tôi run sợ”.

Tự kiểm duyệt... để tồn tại

Giám đốc tòa soạn Charlie Hebdo, với bút danh Riss cũng nhấn mạnh sự kiên định với nghề vẽ tranh hí họa và đường hướng biên tập của tờ báo, nhưng ông cũng thừa nhận trong chương trình C à vous của kênh truyền hình France 5 một hình thức tự kiểm duyệt từ 10 năm qua : “Chúng tôi không muốn để tác phẩm của mình khó hiểu, hay đề cập đến những vấn đề một cách mạnh bạo, vì như vậy người đọc sẽ dần xa lánh, họ sẽ lo sợ. Người ta cần được trấn an nếu như chúng tôi mạnh tay quá, thì độc giả sẽ quay lưng lại với chúng tôi…”

Trong một cuộc phỏng vấn khác với báo Le Monde, Riss cũng nhấn mạnh rằng phong cách biếm họa của Charlie Hedbo là riêng lẻ và chưa bao giờ là mốt. Ngày nay, nhiều tờ báo quay lưng với tranh biếm họa vì nhận thức được sức ảnh hưởng của chúng, nhưng thực tế, họ lo sợ. Vì một bức vẽ có thể nhanh chóng khơi dậy những phản ứng không kiểm soát được.

“Truyền thống vẽ tranh phản tôn giáo, trong đó “Charlie” là người thừa kế, được bắt nguồn vào thế kỷ 19, đặc biệt là từ những chỉ trích đối với các tôn giáo do Voltaire thể hiện. Theo tôi, ngày nay, tranh châm biếm chống tôn giáo “đang hấp hối” là do giới trí thức Pháp đã quay lưng lại với truyền thống này.”

Đọc thêmNhiều người Iran biểu tình phản đối Pháp về vụ báo Charlie Hebdo châm biếm chế độ Hồi Giáo

Laurent Bihl, giáo sư tại đại học Paris I Panthéon Sorbonne, trả lời AFP, nhận định rằng :“Kể từ năm 2015, không gian tự do ngôn luận đối với các sản phẩm biếm hoạ không được mở rộng hơn mà thu hẹp lại”. New York Times thông báo rằng họ ngừng xuất bản các tranh châm biếm từ ngày 07/01/2019 (sau một bức tranh biếm họa gây tranh cãi vì bị cho là bài Do Thái). “Les Guignols de l'info” (chương trình trên Canal+) cũng đã biến mất vào tháng 6 /2018, ba năm sau Charlie, và không có ai thắc mắc về điều đó.

Sự khéo léo trong nghề vẽ tranh biếm họa

Nói đến nghề vẽ tranh báo hí họa, tại Pháp, theo họa sĩ với bí danh Fix, chỉ có khoảng vài chục người hành nghề này, và coi vẽ là nghề nghiệp chính, nhưng thường gặp nhiều khó khăn. Sau thảm kịch tại Charlie Hebdo có một “cơn sốt” đối với tranh biếm họa, nhưng đã hạ nhiệt không lâu sau đó. Nhiều tờ báo đã không còn hoặc ít sử dụng tranh biếm họa hơn. Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Fix nhận định rằng “trước kia, mỗi tờ báo hay tạp chí, đều có một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa. Tôi thấy là có một xu hướng là nhiều tờ báo dần dần từ bỏ hình thức minh họa này, vì họ khó có thể kiểm soát được. Thông điệp mà bức tranh biếm họa truyền tải, thường gắn với hình ảnh của tờ báo, và khiến người đọc hiểu rằng nếu báo sử dụng tranh có lập trường như vậy thì cả tòa soạn đều có quan điểm tương tự, giống như một bài xã luận trong một tờ báo vậy…

Nếu trước kia, chỉ với báo giấy, người đọc không hài lòng với một bức tranh nào đó, thì chỉ nói với bạn bè người thân. Nhưng ngày nay với mạng xã hội, tranh biếm họa thường dễ truyền tải nội dung và được loan truyền rộng rãi hơn, mọi người có thể phản ứng mạnh hơn, khiến các tờ báo khó thể kiểm soát được tác động của chúng.”

Ông Fix từng làm trong lĩnh vực tư vấn tài chính, nhưng quyết định đổi nghề, theo đuổi với đam mê vẽ tranh biếm họa và cộng tác với nhiều báo hay tạp chí từ hơn 10 năm nay.

Chọn chủ đề biếm họa trong thế giới công sở, hay về những người lao động nói chung, và không phải là những chủ đề chính trị hay nhạy cảm, ông cho biết ít khi phải đối mặt với những đe dọa, hay tự kiểm duyệt. Cho đến nay, ông cho rằng tiếng cười trào phúng có thể được chấp nhận đối với mọi chủ đề, nhưng không thể gây cười với tất cả mọi người, và tránh làm tổn thương người khác. Ông nói hành nghề này “cần phải rất khéo léo”. “Khi vẽ tranh biếm hoạ, thì cũng phải tinh tế, xét đến cách mà người xem đón nhận bức tranh đó như thế nào. Câu hỏi đặt ra là “ai sẽ là người tiếp nhận chúng ?” Nếu dùng ngòi vẽ một cách bạo lực, nhắm vào một ai đó, một đối tượng nào đó…, thì tôi cho rằng người vẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó.”

Theo họa sĩ Fix, Charlie Hebdo vốn là một tạp chí có khuynh hướng cực đoan, và họ khẳng định lập trường cực đoan và không cho rằng Charlie Hebdo đại diện cho nền tranh biếm họa của Pháp. Nhưng theo ông, thảm kịch đáng buồn cách nay 10 năm đối với tòa soạn này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải “tiếp tục vẽ tranh trào phúng”.

Vụ tấn công khủng bố vào Charlie Hebdo đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ, không chỉ tại Pháp, mà lan sang cả châu Âu và thế giới. Charlie Hebdo vốn là một tạp chí châm biếm, đăng tải tranh biếm họa trào phúng liên quan đến các chủ đề xã hội, tôn giáo, chính trị và các nhân vật công chúng, và cũng không ít lần gây ra tranh cãi, vấp phải chỉ trích vì những cây cọ được cho là quá đà. Cho đến nay, cuộc tranh luận về giới hạn của tự do ngôn luận vẫn tiếp diễn, đặc biệt liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo.

  continue reading

67 episoder

Artwork
iconDela
 
Manage episode 459095814 series 130291
Innehåll tillhandahållet av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Allt poddinnehåll inklusive avsnitt, grafik och podcastbeskrivningar laddas upp och tillhandahålls direkt av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deras podcastplattformspartner. Om du tror att någon använder ditt upphovsrättsskyddade verk utan din tillåtelse kan du följa processen som beskrivs här https://sv.player.fm/legal.

Cách nay 10 năm, ngày 07/01/2015, nước Pháp đã trải qua một cú sốc kinh hoàng trước vụ thảm sát tại tòa sạn báo châm biếm Charlie Hebdo do anh em nhà Kouachi thực hiện, khiến cả thế giới bàng hoàng. Liệu 10 năm sau, tờ báo biếm họa trào phúng trở thành tượng đài tự do ngôn luận ở Pháp, bị khủng bố tấn công, có còn tiếp tục tạo ra tiếng cười đối với mọi chủ đề mà không bị đe dọa ?

Thảm kịch bắt đầu vào sáng ngày 07/01/2015, hai anh em Said Kouachi và Chérif Kouachi, được cho là có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã mang theo súng trường tấn công vào văn phòng tòa soạn của Charlie Hebdo trong giờ họp. Vụ tấn công diễn ra trong 10 phút, đã tước đi sinh mạng của 12 người, 8 trong số là các thành viên của toà soạn, các hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa Cabu, Charb (tổng biên tập), Honoré, Tignous và Wolinski, cùng nhà tâm lý học Elsa Cayat và nhà kinh tế học Bernard Maris, người hiệu đính Mustapha Ourrad. 11 người khác bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng.

Ngay trong tối cùng ngày, hàng nghìn người Pháp đã tập trung, đứng dưới khẩu hiệu “Je suis Charlie – Tôi là Charlie”, trở thành biểu tượng cho tự do ngôn luận và sự đoàn kết. Đến ngày 11/1, khoảng 4 triệu người đã xuống đường để tưởng nhớ tổng cộng 17 người bị sát hại vào các ngày 7, 8 và 9 tháng 1/2015, là các nhà báo, cảnh sát, những người Pháp theo đạo Do Thái, thiệt mạng, trong vụ tấn công vào một siêu thị ở Porte de Vincennes, gần ngoại ô Paris.

Đọc thêmPhương Tây bảo vệ quyền châm biếm của Charlie Hebdo, các nước Hồi giáo ôn hòa Châu Á lo ngại

Vụ tấn công đánh dấu khởi đầu của mỗi chuỗi các vụ khủng bố liên hoàn sau đó, vào ngày 13/11/2015 tại Paris, ngày 14/7 năm 2016 tại Nice… Vào năm 2020, khi Charlie Hedbo đăng lại những bức tranh biếm họa về Mohammed nhân các phiên tòa xét xử vụ tấn công, một bộ phận thế giới Hồi giáo một lần nữa lại phẫn nộ chống lại Pháp. Vào tháng 09/2020, một người Pakistan đã thực hiện một vụ tấn công trước văn phòng cũ của Charlie. Một tháng sau đó, một kẻ khủng bố gốc Chechenia đã ám sát Samuel Paty một cách tàn bạo, sau khi giáo viên lịch sử này cho xem những bức tranh biếm họa trong lớp. Theo tuần san Nouvel Obs, “bóng tối của ngày 07/01/2015 - những mối đe dọa tiềm ẩn trong các hành động khủng bố, cho đến nay vẫn còn đó ”. Tại Pháp, các hồ sơ điều tra về khủng bố thánh chiến chiếm 87% tại Văn phòng Công tố Chống Khủng bố Quốc gia.

Nỗi sợ hãi vẫn còn đó

10 năm sau thảm kịch, các nhà báo và hoạ sĩ tranh biếm họa của Charlie Hebdo vẫn tiếp tục phải sống chung với những đe dọa khi hành nghề, được cảnh sát túc trực bảo vệ, nhưng cuộc đấu tranh bằng cây cọ, ngòi bút vẫn tiếp tục. Kể từ sau vụ tấn công tháng 01/2015, địa chỉ mới của tòa soạn hoàn toàn được giữ kín, người ngoài khó có thể tiếp cận, ngay cả với những đồng nghiệp trong giới nhà báo. Bởi Charlie vẫn luôn bị đe dọa.

Thế nhưng, điều này không ngăn cản tờ báo châm biếm tổ chức một cuộc thi vẽ tranh biếm họa về Thượng Đế, mời họa sĩ từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Gerard Biard, tổng biên tập của tờ báo, đã nhận được một số bức tranh dự thi, và cho biết : “ Những bức tranh biếm họa thú vị nhất là những tác phẩm không cần lời, bởi vì như vậy cả thế giới có thể hiểu được mà không cần phải dịch thuật. Đó là loại tranh rất khó vẽ, và khó thành công, nhưng một khi đã làm được thì không gì có thể so sánh được”.

Cuộc thi này được xem như là một “thước đo nhiệt độ”, để “trấn an về tình trạng sức khỏe của bức tranh biếm họa,” mười năm sau cuộc tấn công. Tổng biên tập báo Charlie Hebdo cho biết rất mong đợi, xem là những bức tranh biếm họa độc đáo nhất đến từ quốc gia nào, nền văn hóa nào. Bởi dù có ở đâu trên quả địa cầu này, “ai cũng có thể cười về Thượng Đế, và không có ai, ngay cả những người có đức tin, là chưa từng báng bổ cả”. Những bức tranh biếm họa độc đáo nhất từ cuộc thi sẽ được đăng trên số đặc biệt của Charlie Hebdo, vào thứ Ba, đúng ngày 7 tháng 1 năm 2025.

Đọc thêmPháp : Charlie Hebdo, hồi I của thảm kịch khủng bố Paris

10 năm sau vụ thảm kịch, cuộc chiến đấu vì tự do ngôn luận của các hoạ sĩ có gì thay đổi không ? Theo một nghiên cứu của Ifop năm 2020, 59% người Pháp tin rằng báo chí “có lý” khi xuất bản loại tranh biếm họa “nhân danh quyền tự do ngôn luận”, trong khi vào tháng 2 năm 2006 chỉ có một thiểu số người Pháp chia sẻ quan điểm này (38%). Thế nhưng, điều này không có nghĩa là khi vẽ về các chủ đề nhạy cảm, đặc biệt là tôn giáo, thì không có nguy cơ bị đe dọa. Những thay đổi có thể là sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ từ các mạng xã hội, khiến những lời chỉ trích có thể dễ dàng mang những hình thức bạo lực.

Đối với một trong những sống sót sau thảm kịch, nữ họa sĩ với bí danh Coco, từng bị anh em nhà Koucachi bắt làm con tin tại trụ sở tòa soạn ngày 07/01, cũng như các đồng nghiệp khác, đều được cảnh sát giám sát bảo vệ trong lịch trình di chuyển hàng ngày. Hồi đầu năm 2024, cô đã phải đối mặt với nhiều lời lăng mạ, đe dọa đến tính mạng, sau khi báo Libération đăng tải một bức tranh cô vẽ hí họa về Ramadan (thời điểm nhịn ăn trong đạo Hồi) ở Gaza, dưới bom đạn của Israel, bị cô lập với thế giới. Bức vẽ có dòng tựa “Ramadan ở Gaza. Bắt đầu của tháng nhịn ăn”, minh họa một người đàn ông gầy gò, đói kém, đang chạy đuổi theo vồ những con chuột thì bên cạnh, là một nhân vật khác trùm đầu, vẫy tay ngăn cản người đàn ông dừng lại : “Không được “ăn” trước khi mặt trời lặn”.

Theo nữ họa sĩ, bức vẽ nhấn mạnh đến sự tuyệt vọng của người Palestine, tố cáo nạn đói ở Gaza và chế nhạo sự phi lý của tôn giáo. Thế nhưng, ngay lập tức, cô đã phải hứng chịu một làn sóng chỉ trích, đe dọa trên mạng xã hội, từ những người vô danh, với những bình luận như “Tôi chúc bà những điều tồi tệ nhất trong cuộc đời, đồ hèn hạ. Đáng lẽ họ phải xử lý bà vào ngày 7 tháng 1”, cho đến những lăng mạ từ các chính trị gia. “Chúng tôi sẽ không căm thù bà, nhưng bà xứng đáng bị căm ghét”, như nhận xét của Sophia Chikirou, nghị sĩ thuộc đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI).

Trong cuộc phỏng vấn với đài RTL cô cho biết, đã nhận được nhiều ủng hộ từ bạn bè, đồng nghiệp, hơn là những lời đe dọa. Cô cũng chưa từng nghĩ sẽ gác bút vẽ, bởi vì “đó là một nhu cầu để báo tiếp tục tồn tại, và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục vẽ tranh, không để những kẻ khủng bố được hả hê... Điều quan trọng là các nhà báo, họa sĩ hí họa có tự do, được sáng tác với tờ giấy và bút vẽ trước mặt. Tôi vẫn giữ quan điểm của mình và những đe dọa không khiến tôi run sợ”.

Tự kiểm duyệt... để tồn tại

Giám đốc tòa soạn Charlie Hebdo, với bút danh Riss cũng nhấn mạnh sự kiên định với nghề vẽ tranh hí họa và đường hướng biên tập của tờ báo, nhưng ông cũng thừa nhận trong chương trình C à vous của kênh truyền hình France 5 một hình thức tự kiểm duyệt từ 10 năm qua : “Chúng tôi không muốn để tác phẩm của mình khó hiểu, hay đề cập đến những vấn đề một cách mạnh bạo, vì như vậy người đọc sẽ dần xa lánh, họ sẽ lo sợ. Người ta cần được trấn an nếu như chúng tôi mạnh tay quá, thì độc giả sẽ quay lưng lại với chúng tôi…”

Trong một cuộc phỏng vấn khác với báo Le Monde, Riss cũng nhấn mạnh rằng phong cách biếm họa của Charlie Hedbo là riêng lẻ và chưa bao giờ là mốt. Ngày nay, nhiều tờ báo quay lưng với tranh biếm họa vì nhận thức được sức ảnh hưởng của chúng, nhưng thực tế, họ lo sợ. Vì một bức vẽ có thể nhanh chóng khơi dậy những phản ứng không kiểm soát được.

“Truyền thống vẽ tranh phản tôn giáo, trong đó “Charlie” là người thừa kế, được bắt nguồn vào thế kỷ 19, đặc biệt là từ những chỉ trích đối với các tôn giáo do Voltaire thể hiện. Theo tôi, ngày nay, tranh châm biếm chống tôn giáo “đang hấp hối” là do giới trí thức Pháp đã quay lưng lại với truyền thống này.”

Đọc thêmNhiều người Iran biểu tình phản đối Pháp về vụ báo Charlie Hebdo châm biếm chế độ Hồi Giáo

Laurent Bihl, giáo sư tại đại học Paris I Panthéon Sorbonne, trả lời AFP, nhận định rằng :“Kể từ năm 2015, không gian tự do ngôn luận đối với các sản phẩm biếm hoạ không được mở rộng hơn mà thu hẹp lại”. New York Times thông báo rằng họ ngừng xuất bản các tranh châm biếm từ ngày 07/01/2019 (sau một bức tranh biếm họa gây tranh cãi vì bị cho là bài Do Thái). “Les Guignols de l'info” (chương trình trên Canal+) cũng đã biến mất vào tháng 6 /2018, ba năm sau Charlie, và không có ai thắc mắc về điều đó.

Sự khéo léo trong nghề vẽ tranh biếm họa

Nói đến nghề vẽ tranh báo hí họa, tại Pháp, theo họa sĩ với bí danh Fix, chỉ có khoảng vài chục người hành nghề này, và coi vẽ là nghề nghiệp chính, nhưng thường gặp nhiều khó khăn. Sau thảm kịch tại Charlie Hebdo có một “cơn sốt” đối với tranh biếm họa, nhưng đã hạ nhiệt không lâu sau đó. Nhiều tờ báo đã không còn hoặc ít sử dụng tranh biếm họa hơn. Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Fix nhận định rằng “trước kia, mỗi tờ báo hay tạp chí, đều có một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa. Tôi thấy là có một xu hướng là nhiều tờ báo dần dần từ bỏ hình thức minh họa này, vì họ khó có thể kiểm soát được. Thông điệp mà bức tranh biếm họa truyền tải, thường gắn với hình ảnh của tờ báo, và khiến người đọc hiểu rằng nếu báo sử dụng tranh có lập trường như vậy thì cả tòa soạn đều có quan điểm tương tự, giống như một bài xã luận trong một tờ báo vậy…

Nếu trước kia, chỉ với báo giấy, người đọc không hài lòng với một bức tranh nào đó, thì chỉ nói với bạn bè người thân. Nhưng ngày nay với mạng xã hội, tranh biếm họa thường dễ truyền tải nội dung và được loan truyền rộng rãi hơn, mọi người có thể phản ứng mạnh hơn, khiến các tờ báo khó thể kiểm soát được tác động của chúng.”

Ông Fix từng làm trong lĩnh vực tư vấn tài chính, nhưng quyết định đổi nghề, theo đuổi với đam mê vẽ tranh biếm họa và cộng tác với nhiều báo hay tạp chí từ hơn 10 năm nay.

Chọn chủ đề biếm họa trong thế giới công sở, hay về những người lao động nói chung, và không phải là những chủ đề chính trị hay nhạy cảm, ông cho biết ít khi phải đối mặt với những đe dọa, hay tự kiểm duyệt. Cho đến nay, ông cho rằng tiếng cười trào phúng có thể được chấp nhận đối với mọi chủ đề, nhưng không thể gây cười với tất cả mọi người, và tránh làm tổn thương người khác. Ông nói hành nghề này “cần phải rất khéo léo”. “Khi vẽ tranh biếm hoạ, thì cũng phải tinh tế, xét đến cách mà người xem đón nhận bức tranh đó như thế nào. Câu hỏi đặt ra là “ai sẽ là người tiếp nhận chúng ?” Nếu dùng ngòi vẽ một cách bạo lực, nhắm vào một ai đó, một đối tượng nào đó…, thì tôi cho rằng người vẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó.”

Theo họa sĩ Fix, Charlie Hebdo vốn là một tạp chí có khuynh hướng cực đoan, và họ khẳng định lập trường cực đoan và không cho rằng Charlie Hebdo đại diện cho nền tranh biếm họa của Pháp. Nhưng theo ông, thảm kịch đáng buồn cách nay 10 năm đối với tòa soạn này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải “tiếp tục vẽ tranh trào phúng”.

Vụ tấn công khủng bố vào Charlie Hebdo đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ, không chỉ tại Pháp, mà lan sang cả châu Âu và thế giới. Charlie Hebdo vốn là một tạp chí châm biếm, đăng tải tranh biếm họa trào phúng liên quan đến các chủ đề xã hội, tôn giáo, chính trị và các nhân vật công chúng, và cũng không ít lần gây ra tranh cãi, vấp phải chỉ trích vì những cây cọ được cho là quá đà. Cho đến nay, cuộc tranh luận về giới hạn của tự do ngôn luận vẫn tiếp diễn, đặc biệt liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo.

  continue reading

67 episoder

Alla avsnitt

×
 
Loading …

Välkommen till Player FM

Player FM scannar webben för högkvalitativa podcasts för dig att njuta av nu direkt. Den är den bästa podcast-appen och den fungerar med Android, Iphone och webben. Bli medlem för att synka prenumerationer mellan enheter.

 

Snabbguide

Lyssna på det här programmet medan du utforskar
Spela