Gå offline med appen Player FM !
Kinh tế Việt Nam trong tầm ngắm của chính quyền Trump 2.0?
Manage episode 459571073 series 1455068
Việt Nam đã là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của ông. Nhưng theo nhật báo Anh Financial Times 18/11/2024, các tổ chức doanh nghiệp và nhà phân tích đã cảnh báo Hà Nội có thể trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất nếu tổng thống đắc cử thực hiện lời đe dọa về thuế quan khi ông trở lại Nhà Trắng. Nhưng mối lo ngại này thật sự có cơ sở? Hãy còn quá sớm để có câu trả lời xác đáng.
Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại lớn thứ tư với Hoa Kỳ trong những năm gần đây, chỉ sau Trung Quốc, Mêhicô và Liên Hiệp Châu Âu, do nhiều nhà sản xuất đã chuyển các nhà máy khỏi Trung Quốc để tránh tác động của thuế quan mà Trump áp đặt. Nhưng theo Finnacial Times, thành công theo kiểu "Trung Quốc+1" đó đã khiến Việt Nam rơi vào thế dễ bị tổn thương. Nền kinh tế của Việt Nam đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào Hoa Kỳ, hiện chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo dự báo, trong năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ còn tăng thêm, dự kiến sẽ đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ đôla.
Nhưng thách đố lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ là thuế quan. Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và lên tới 20% đối với hàng hóa từ tất cả các quốc gia khác. Nhật báo Financial Times trích lời ông Marco Förster, giám đốc đặc trách ASEAN của hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates tại Sài Gòn: "Việt Nam có thể sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với hàng quá cảnh qua Việt Nam để tránh thuế quan đối với Trung Quốc".
Việt Nam, mục tiêu tiếp theo của Trump?
Hãng tin Anh Reuters ngày 06/12/2024 cũng đã trích dẫn các giám đốc điều hành và nhà phân tích trong ngành công nghiệp nhận định: “Việt Nam dễ trở thành mục tiêu tiếp theo của chính quyền Trump về thuế quan do thặng dư thương mại của nước này với Hoa Kỳ đang tăng vọt”. Dữ liệu thương mại của Hoa Kỳ được công bố ngày 05/12 cho thấy thâm hụt của nước này với Việt Nam đã đạt 102 tỷ đô la trong mười tháng đầu năm 2024, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2023. Deborah Elms, người đứng đầu chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich, trụ sở tại Châu Á, cho biết: "Đối với Trump, thước đo chính là thâm hụt thương mại và con số của Việt Nam là rất tệ. Việt Nam là ứng viên lý tưởng cho (Trump) hành động sớm, bởi vì nước này không thể dễ dàng trả đũa".
Cũng theo Reuters, tại một hội nghị do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức ở Hà Nội, nhiều doanh nhân và đại diện hiệp hội thương mại đã bày tỏ lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế đối với Việt Nam.
Một dấu hiệu khác cho thấy Việt Nam có thể phải đối mặt với thuế quan mới của Mỹ, đó là Trump đã chọn ông Peter Navarro làm cố vấn cấp cao về thương mại và sản xuất. Trong các đề xuất của Dự án 2025, một tài liệu được nhiều nhà hoạch định chính sách ở Washington coi là kế hoạch hành động của chính quyền Trump 2.0, Navarro đã nói rằng áp thuế quan đối với Việt Nam sẽ rất hiệu quả trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.
Hãng tin Reuters trích lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về các chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam, nhắc lại: " Dưới thời chính quyền Trump, Navarro là một chuyên gia nổi tiếng chủ trương tăng quy mô ngành sản xuất của Mỹ, áp thuế quan cao và đưa về nước chuỗi cung ứng toàn cầu".
Xuất khẩu thành phẩm thì không sợ?
Thật ra hãy còn quá sớm để dự đoán mức thuế quan mà tân tổng thống Trump sẽ áp đặt đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Hơn nữa, một số mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ dưới dạng thành phẩm (finished products) có thể sẽ không bị áp thuế quan mới. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 03/01/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, ghi nhận:
"Hiện nay đúng là có một sự lo ngại, nhưng chúng ta chưa biết chắc là Hoa Kỳ sẽ tăng bao nhiêu thuế: Hoa Kỳ tăng thuế theo kiểu chiến tranh mậu dịch hay tăng thuế theo kiểu ngăn cản hàng hóa trao đổi giữa hai quốc gia, hoặc như ông Trump nói, muốn đem job (việc làm) ở hải ngoại về Mỹ? Tuy nhiên, thứ nhất, tôi thấy đầu tư của Mỹ ở Việt Nam không nhiều, thứ hai là thuế quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất, ví dụ như sắt thép. Hoặc là nếu theo sự điều tra của Mỹ mà thấy rằng Trung Quốc đưa hàng sang Việt Nam nhằm lấy lại chứng thư xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) để xuất khẩu qua Mỹ với tư cách hàng Việt Nam, thì rõ ràng là chính phủ Mỹ sẽ nhắm vào những hàng hóa đó.
Nếu như hàng Trung Quốc bị tăng thuế cho nên phải đưa sang Việt Nam để thay đổi nguồn gốc, thì ở Việt Nam cũng có luật về xuất xứ, có nghĩa là hàm lượng chế biến từ Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm thì mới được coi là xuất xứ từ Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là còn nhiều ẩn số mà câu trả lời chưa xác đáng.
Nhưng đối với những mặt hàng chế biến đã là thành phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì có thể là không sợ bị áp thuế, do giá tốt, hoặc là do mình chỉ bán cho cộng đồng người Việt, hoặc do đó là những mặt hàng mà doanh nghiệp Mỹ không sản xuất được. Bằng chứng là nhiều hãng cà phê của Việt Nam đã có mặt ở Hoa Kỳ. Tóm lại, tùy theo mặt hàng mà việc tăng thuế có tác động gây phương hại nhiều hay ít.
Chính vì vậy là những doanh nghiệp như VINACACAO hiện giờ cảm thấy an tâm theo lời ông Francesco Trần Văn Liêng:
"Chúng tôi bán thành phẩm, tức là tới tay người tiêu dùng không phải là dưới dạng nguyên liệu, cho nên giá cả của chúng tôi cũng là giá cả ở mức độ phổ quát và dư địa cạnh tranh của chúng tôi còn nhiều đối với các mặt hàng ngoại quốc hay đối với ngay cả các mặt hàng nội địa của Hoa Kỳ. Ví dụ hàng của VINACACAO bán trên Amazon. Amazon là một nền tảng phổ quát, cho nên có thể chúng tôi phải lo ngại, nhưng cho đến bây giờ thì số liệu cụ thể chưa có và cũng có thể là không tăng thuế. Tôi nghĩ là thuế quan hiện nay không trực tiếp vào giá thành riêng đối với mặt hàng thành phẩm. Còn các mặt hàng nguyên liệu thì sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ cần 2, 3 hay 5% tăng thuế thì cũng đủ làm cho giá cả của mặt hàng nguyên liệu này mất tính cạnh tranh. Cho nên VINACACAO cảm thấy tương đối an tâm, vì hàng của mình là thành phẩm"
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng, với gần một phần ba lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là sang Hoa Kỳ, Hà Nội sẽ cần cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa và linh kiện để xua tan lo ngại về khả năng Việt Nam chỉ được sử dụng làm nơi lắp ráp cho các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Về điểm này, ông Francesco Trần Văn Liêng ghi nhận:
" Việt Nam có luật về xuất xứ, có nghĩa là hàm lượng sản xuất tại Việt Nam phải chiếm X,Y,Z% thì mới được cấp Certificate of Origin - C/O. Luật này đã được thi hành từ vài chục năm rồi, thành ra việc đội lốt hàng nước ngoài để lấy origin Việt Nam thì tôi nghĩ là rất khó chứ không phải dễ. Nếu chuyện đó xảy ra thì cũng dễ tìm ra nguồn gốc thôi. Ví dụ như anh đem một tấn thép từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu thì quá lộ liễu, nhưng nếu anh dùng thép đó để sản xuất ra một cái thau, một cái muỗng, một cái chén.
Hiện nay Mêhicô cũng làm như vậy. Kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô sang Mỹ bình thường là 45 tỷ/năm tự nhiên tăng vọt lên đến gần 450 tỷ đôla. Dọc theo biên giới Mỹ có khá nhiều khu công nghiệp. Tại đây, Trung Quốc nay chế biến ra thành phẩm chứ không còn đưa vào Mêhicô nguyên liệu để xuất khẩu sang Mỹ."
Việt Nam có thể bù đắp một phần thặng dư thương mại lớn của mình bằng cách tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, bao gồm cả khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), dược phẩm và máy bay. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu chính quyền Việt Nam có ủng hộ các biện pháp đó hay không và các biện pháp đó có thể có tầm mức như thế nào. Deborah Elms, người đứng đầu chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich , nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ Việt Nam có thể mua nhanh và đủ để giảm đáng kể thặng dư của mình.”
Financial Times trích lời ông Peter Mumford, giám đốc khu vực Đông Nam Á của Eurasia Group: "Thách thức lớn hơn là nền kinh tế tương đối nhỏ của Việt Nam chỉ có thể tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Về mặt FDI, Hà Nội có thể thúc đẩy đầu tư khiêm tốn vào Hoa Kỳ, nhưng điều này sẽ không làm giảm bớt mối quan ngại về thương mại của Washington".
Nhà đầu tư nước ngoài quan ngại
Các doanh nghiệp ngoại quốc tại Việt Nam cũng đang chờ xem chính sách thuế quan của Trump đối với Việt Nam sẽ như thế nào. Theo Financial Times, ông Hong Sun, chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết: "Một số doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng áp thuế từ chính quyền Trump mới". Hàn Quốc từ lâu đã là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu của Việt Nam. Riêng tập đoàn điện tử Samsung là nhà đầu tư lớn nhất tại quốc gia này. Nếu Washington áp thuế đối với hàng hóa Việt Nam, các công ty Hàn Quốc có thể trì hoãn hoặc giảm đầu tư và sản xuất tại quốc gia này.
Tương tự như các nhà đầu tư Hàn Quốc, các nhà cung cấp công nghệ Đài Loan đã xây dựng năng lực sản xuất tại Việt Nam như một phần trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhưng họ cũng đang buộc phải tính đến việc chuyển sang phương án "Việt Nam + 1" trước khi ông Donald Trump trở lại làm tổng thống Hoa Kỳ.
Tờ báo Nhật Bản Nikkei Asia, trích lời ông James Huang, chủ tịch Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA), tại cuộc họp báo cuối năm của Hội đồng: "Tôi đã nói chuyện với nhiều giám đốc điều hành của các công ty lớn sau cuộc bầu cử Mỹ và họ nói với tôi rằng sau các yêu cầu 'Trung Quốc + 1' và 'Đài Loan + 1' trong nhiều năm qua, giờ đây họ được yêu cầu chuẩn bị cho kịch bản 'Việt Nam + 1' dưới thời Trump 2.0".
Phương án "Trung Quốc + 1" và "Đài Loan + 1" có nghĩa là các nhà cung cấp xây dựng năng lực sản xuất bên ngoài hai trung tâm này để giảm thiểu rủi ro địa chính trị phát sinh từ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như căng thẳng ở vùng eo biển Đài Loan. Nhưng theo dự báo của ông James Huang, chính sách thương mại của Mỹ “sẽ thay đổi khi Trump trở lại Nhà Trắng, đặc biệt là khi thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đang tăng lên". Cho nên rất có thể các nhà đầu tư Đài Loan sẽ phải chuyển một phần cơ sở sản xuất từ Việt Nam sang một nước khác.
64 episoder
Manage episode 459571073 series 1455068
Việt Nam đã là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của ông. Nhưng theo nhật báo Anh Financial Times 18/11/2024, các tổ chức doanh nghiệp và nhà phân tích đã cảnh báo Hà Nội có thể trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất nếu tổng thống đắc cử thực hiện lời đe dọa về thuế quan khi ông trở lại Nhà Trắng. Nhưng mối lo ngại này thật sự có cơ sở? Hãy còn quá sớm để có câu trả lời xác đáng.
Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại lớn thứ tư với Hoa Kỳ trong những năm gần đây, chỉ sau Trung Quốc, Mêhicô và Liên Hiệp Châu Âu, do nhiều nhà sản xuất đã chuyển các nhà máy khỏi Trung Quốc để tránh tác động của thuế quan mà Trump áp đặt. Nhưng theo Finnacial Times, thành công theo kiểu "Trung Quốc+1" đó đã khiến Việt Nam rơi vào thế dễ bị tổn thương. Nền kinh tế của Việt Nam đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào Hoa Kỳ, hiện chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo dự báo, trong năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ còn tăng thêm, dự kiến sẽ đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ đôla.
Nhưng thách đố lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ là thuế quan. Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và lên tới 20% đối với hàng hóa từ tất cả các quốc gia khác. Nhật báo Financial Times trích lời ông Marco Förster, giám đốc đặc trách ASEAN của hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates tại Sài Gòn: "Việt Nam có thể sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với hàng quá cảnh qua Việt Nam để tránh thuế quan đối với Trung Quốc".
Việt Nam, mục tiêu tiếp theo của Trump?
Hãng tin Anh Reuters ngày 06/12/2024 cũng đã trích dẫn các giám đốc điều hành và nhà phân tích trong ngành công nghiệp nhận định: “Việt Nam dễ trở thành mục tiêu tiếp theo của chính quyền Trump về thuế quan do thặng dư thương mại của nước này với Hoa Kỳ đang tăng vọt”. Dữ liệu thương mại của Hoa Kỳ được công bố ngày 05/12 cho thấy thâm hụt của nước này với Việt Nam đã đạt 102 tỷ đô la trong mười tháng đầu năm 2024, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2023. Deborah Elms, người đứng đầu chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich, trụ sở tại Châu Á, cho biết: "Đối với Trump, thước đo chính là thâm hụt thương mại và con số của Việt Nam là rất tệ. Việt Nam là ứng viên lý tưởng cho (Trump) hành động sớm, bởi vì nước này không thể dễ dàng trả đũa".
Cũng theo Reuters, tại một hội nghị do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức ở Hà Nội, nhiều doanh nhân và đại diện hiệp hội thương mại đã bày tỏ lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế đối với Việt Nam.
Một dấu hiệu khác cho thấy Việt Nam có thể phải đối mặt với thuế quan mới của Mỹ, đó là Trump đã chọn ông Peter Navarro làm cố vấn cấp cao về thương mại và sản xuất. Trong các đề xuất của Dự án 2025, một tài liệu được nhiều nhà hoạch định chính sách ở Washington coi là kế hoạch hành động của chính quyền Trump 2.0, Navarro đã nói rằng áp thuế quan đối với Việt Nam sẽ rất hiệu quả trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.
Hãng tin Reuters trích lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về các chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam, nhắc lại: " Dưới thời chính quyền Trump, Navarro là một chuyên gia nổi tiếng chủ trương tăng quy mô ngành sản xuất của Mỹ, áp thuế quan cao và đưa về nước chuỗi cung ứng toàn cầu".
Xuất khẩu thành phẩm thì không sợ?
Thật ra hãy còn quá sớm để dự đoán mức thuế quan mà tân tổng thống Trump sẽ áp đặt đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Hơn nữa, một số mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ dưới dạng thành phẩm (finished products) có thể sẽ không bị áp thuế quan mới. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 03/01/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, ghi nhận:
"Hiện nay đúng là có một sự lo ngại, nhưng chúng ta chưa biết chắc là Hoa Kỳ sẽ tăng bao nhiêu thuế: Hoa Kỳ tăng thuế theo kiểu chiến tranh mậu dịch hay tăng thuế theo kiểu ngăn cản hàng hóa trao đổi giữa hai quốc gia, hoặc như ông Trump nói, muốn đem job (việc làm) ở hải ngoại về Mỹ? Tuy nhiên, thứ nhất, tôi thấy đầu tư của Mỹ ở Việt Nam không nhiều, thứ hai là thuế quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất, ví dụ như sắt thép. Hoặc là nếu theo sự điều tra của Mỹ mà thấy rằng Trung Quốc đưa hàng sang Việt Nam nhằm lấy lại chứng thư xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) để xuất khẩu qua Mỹ với tư cách hàng Việt Nam, thì rõ ràng là chính phủ Mỹ sẽ nhắm vào những hàng hóa đó.
Nếu như hàng Trung Quốc bị tăng thuế cho nên phải đưa sang Việt Nam để thay đổi nguồn gốc, thì ở Việt Nam cũng có luật về xuất xứ, có nghĩa là hàm lượng chế biến từ Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm thì mới được coi là xuất xứ từ Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là còn nhiều ẩn số mà câu trả lời chưa xác đáng.
Nhưng đối với những mặt hàng chế biến đã là thành phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì có thể là không sợ bị áp thuế, do giá tốt, hoặc là do mình chỉ bán cho cộng đồng người Việt, hoặc do đó là những mặt hàng mà doanh nghiệp Mỹ không sản xuất được. Bằng chứng là nhiều hãng cà phê của Việt Nam đã có mặt ở Hoa Kỳ. Tóm lại, tùy theo mặt hàng mà việc tăng thuế có tác động gây phương hại nhiều hay ít.
Chính vì vậy là những doanh nghiệp như VINACACAO hiện giờ cảm thấy an tâm theo lời ông Francesco Trần Văn Liêng:
"Chúng tôi bán thành phẩm, tức là tới tay người tiêu dùng không phải là dưới dạng nguyên liệu, cho nên giá cả của chúng tôi cũng là giá cả ở mức độ phổ quát và dư địa cạnh tranh của chúng tôi còn nhiều đối với các mặt hàng ngoại quốc hay đối với ngay cả các mặt hàng nội địa của Hoa Kỳ. Ví dụ hàng của VINACACAO bán trên Amazon. Amazon là một nền tảng phổ quát, cho nên có thể chúng tôi phải lo ngại, nhưng cho đến bây giờ thì số liệu cụ thể chưa có và cũng có thể là không tăng thuế. Tôi nghĩ là thuế quan hiện nay không trực tiếp vào giá thành riêng đối với mặt hàng thành phẩm. Còn các mặt hàng nguyên liệu thì sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ cần 2, 3 hay 5% tăng thuế thì cũng đủ làm cho giá cả của mặt hàng nguyên liệu này mất tính cạnh tranh. Cho nên VINACACAO cảm thấy tương đối an tâm, vì hàng của mình là thành phẩm"
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng, với gần một phần ba lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là sang Hoa Kỳ, Hà Nội sẽ cần cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa và linh kiện để xua tan lo ngại về khả năng Việt Nam chỉ được sử dụng làm nơi lắp ráp cho các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Về điểm này, ông Francesco Trần Văn Liêng ghi nhận:
" Việt Nam có luật về xuất xứ, có nghĩa là hàm lượng sản xuất tại Việt Nam phải chiếm X,Y,Z% thì mới được cấp Certificate of Origin - C/O. Luật này đã được thi hành từ vài chục năm rồi, thành ra việc đội lốt hàng nước ngoài để lấy origin Việt Nam thì tôi nghĩ là rất khó chứ không phải dễ. Nếu chuyện đó xảy ra thì cũng dễ tìm ra nguồn gốc thôi. Ví dụ như anh đem một tấn thép từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu thì quá lộ liễu, nhưng nếu anh dùng thép đó để sản xuất ra một cái thau, một cái muỗng, một cái chén.
Hiện nay Mêhicô cũng làm như vậy. Kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô sang Mỹ bình thường là 45 tỷ/năm tự nhiên tăng vọt lên đến gần 450 tỷ đôla. Dọc theo biên giới Mỹ có khá nhiều khu công nghiệp. Tại đây, Trung Quốc nay chế biến ra thành phẩm chứ không còn đưa vào Mêhicô nguyên liệu để xuất khẩu sang Mỹ."
Việt Nam có thể bù đắp một phần thặng dư thương mại lớn của mình bằng cách tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, bao gồm cả khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), dược phẩm và máy bay. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu chính quyền Việt Nam có ủng hộ các biện pháp đó hay không và các biện pháp đó có thể có tầm mức như thế nào. Deborah Elms, người đứng đầu chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich , nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ Việt Nam có thể mua nhanh và đủ để giảm đáng kể thặng dư của mình.”
Financial Times trích lời ông Peter Mumford, giám đốc khu vực Đông Nam Á của Eurasia Group: "Thách thức lớn hơn là nền kinh tế tương đối nhỏ của Việt Nam chỉ có thể tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Về mặt FDI, Hà Nội có thể thúc đẩy đầu tư khiêm tốn vào Hoa Kỳ, nhưng điều này sẽ không làm giảm bớt mối quan ngại về thương mại của Washington".
Nhà đầu tư nước ngoài quan ngại
Các doanh nghiệp ngoại quốc tại Việt Nam cũng đang chờ xem chính sách thuế quan của Trump đối với Việt Nam sẽ như thế nào. Theo Financial Times, ông Hong Sun, chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết: "Một số doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng áp thuế từ chính quyền Trump mới". Hàn Quốc từ lâu đã là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu của Việt Nam. Riêng tập đoàn điện tử Samsung là nhà đầu tư lớn nhất tại quốc gia này. Nếu Washington áp thuế đối với hàng hóa Việt Nam, các công ty Hàn Quốc có thể trì hoãn hoặc giảm đầu tư và sản xuất tại quốc gia này.
Tương tự như các nhà đầu tư Hàn Quốc, các nhà cung cấp công nghệ Đài Loan đã xây dựng năng lực sản xuất tại Việt Nam như một phần trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhưng họ cũng đang buộc phải tính đến việc chuyển sang phương án "Việt Nam + 1" trước khi ông Donald Trump trở lại làm tổng thống Hoa Kỳ.
Tờ báo Nhật Bản Nikkei Asia, trích lời ông James Huang, chủ tịch Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA), tại cuộc họp báo cuối năm của Hội đồng: "Tôi đã nói chuyện với nhiều giám đốc điều hành của các công ty lớn sau cuộc bầu cử Mỹ và họ nói với tôi rằng sau các yêu cầu 'Trung Quốc + 1' và 'Đài Loan + 1' trong nhiều năm qua, giờ đây họ được yêu cầu chuẩn bị cho kịch bản 'Việt Nam + 1' dưới thời Trump 2.0".
Phương án "Trung Quốc + 1" và "Đài Loan + 1" có nghĩa là các nhà cung cấp xây dựng năng lực sản xuất bên ngoài hai trung tâm này để giảm thiểu rủi ro địa chính trị phát sinh từ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như căng thẳng ở vùng eo biển Đài Loan. Nhưng theo dự báo của ông James Huang, chính sách thương mại của Mỹ “sẽ thay đổi khi Trump trở lại Nhà Trắng, đặc biệt là khi thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đang tăng lên". Cho nên rất có thể các nhà đầu tư Đài Loan sẽ phải chuyển một phần cơ sở sản xuất từ Việt Nam sang một nước khác.
64 episoder
Alla avsnitt
×Välkommen till Player FM
Player FM scannar webben för högkvalitativa podcasts för dig att njuta av nu direkt. Den är den bästa podcast-appen och den fungerar med Android, Iphone och webben. Bli medlem för att synka prenumerationer mellan enheter.